Trồng răng hàm giả bao nhiêu tiền? Phương pháp trồng răng hàm giả nào tốt nhất hiện nay? Đây tưởng chừng chỉ là những vấn đề đơn giản, nhưng cũng đủ khiến các bệnh nhân cảm thấy băn khoăn.
- Chi phí trồng 2 răng cửa theo từng phương pháp hiện nay là bao nhiêu?
- Những kỹ thuật trồng răng sứ tốt nhất mà bạn nên sử dụng
Răng hàm là những chiếc răng đảm nhận chính vai trò ăn nhai. Nếu vệ sinh răng miệng kém khiến răng hàm bị hư, hoặc gặp phải sự cố nào đó khiến răng hàm bị mất, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nghiền nát thức ăn. Điều này nếu kéo dài thậm chí còn gây ảnh hưởng tới dạ dày. Vì vậy khi đó, bạn cần phải trồng răng hàm giả càng sớm càng tốt.
1. Trồng răng hàm giả bao nhiêu tiền?
Chi phí trồng răng hàm giả tất nhiên sẽ có sự khác nhau nhất định giữa từng phương pháp. Hiện nay, các phương pháp được áp dụng nhiều nhất khi cần phục hình lại răng hàm là cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant. Chi phí của từng phương pháp như sau:
+ Hàm giả tháo lắp
Đây là phương pháp trồng răng giả truyền thống, đã xuất hiện từ rất lâu nên tồn tại khá nhiều khuyết điểm. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân lựa chọn phương pháp này để trồng lại răng hàm.
Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm một hàm khung hoặc một nền hàm, bên trên là các răng nhựa hoặc răng sứ. Như tên gọi của phương pháp, bạn có thể tháo lắp hàm răng giả dễ dàng để vệ sinh thường xuyên. Nhưng đây cũng chính là nhược điểm, khiến bạn thường phải chịu nhiều bất tiện, vướng víu mà khả năng ăn nhai lại không được đảm bảo ở mức tối ưu.
Chi phí trồng răng hàm bằng hàm giả tháo lắp sẽ bằng chi phí của răng giả cộng với chi phí của hàm khung. Trong đó, chi phí của 1 chiếc răng giả thường dao động trong khoảng từ 250.000 đồng đến 1.500.000 đồng và chi phí của hàm khung (đệm hàm) thường ở mức 500.000 đồng đến 2.500.000 đồng/1 đơn vị răng.
+ Cầu răng sứ
Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ tiến hành làm một cầu răng bao gồm các mão răng làm trụ – được gắn lên răng thật đã mài và răng chuyển tiếp – được thay thế trực tiếp răng hàm đã mất. Như vậy, đây là một phương pháp phục hình cố định, có độ bền cao nên có thể giúp chức năng ăn nhai của răng hàm được khôi phục.
Tuy nhiên, cầu răng sứ đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao để mài răng làm trụ với tỷ lệ chính xác, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng răng trụ bị suy yếu sau này. Đồng thời, do chỉ có tác dụng thay thế thân răng nên cầu răng sứ cũng không thể giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm nguy hiểm.
Chi phí trồng 1 chiếc răng hàm bằng cầu răng sứ sẽ bằng tổng chi phí của 3 mão răng cộng lại (2 mão làm trụ, 1 mão chuyển tiếp). Hiện nay, mão răng sứ cũng khá đa dạng về chất liệu nên chi phí cũng ở nhiều mức khác nhau. Nếu bạn chọn mão kim loại, chi phí bạn bỏ ra chỉ ở mức 1,5 đến 3 triệu đồng/1 đơn vị răng. Nếu bạn chọn mão toàn sứ, chi phí này sẽ cao hơn một chút, ở mức từ 3 đến 8 triệu đồng/1 đơn vị răng. Chất liệu mão sứ càng tốt thì tất nhiên hiệu quả phục hình càng cao.
+ Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant được thực hiện bằng việc bác sĩ cấy chân răng nhân tạo bằng Titanium vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Mão răng sứ cũng được đặt lên trụ răng này để chức năng của thân răng được khôi phục. Đây được đánh giá là phương pháp trồng răng hàm giả an toàn và tốt nhất hiện nay. Không chỉ có thể tồn tại vĩnh viễn với khả năng chịu lực còn hơn răng thật, phương pháp này còn giúp tình trạng tiêu xương hàm được ngăn chặn một cách triệt để.
Chi phí để cấy ghép Implant thường không dưới 18 triệu đồng cho 1 đơn vị răng. Nếu sử dụng dịch vụ tốt, bạn có thể phải bỏ ra hơn 30 triệu đồng cho dịch vụ này. Thế nhưng bù lại, bạn sẽ có được những chiếc răng hàm toàn diện về chức năng, hoàn hảo về hình dáng. Nhờ đó, bạn có thể yên tâm sinh hoạt và ăn uống một cách thoải mái.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về trồng răng hàm giả bao nhiêu tiền. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, bạn cần liên hệ trực tiếp với một nha khoa uy tín để được tư vấn rõ hơn về chi phí của dịch vụ này!