Trám răng là một trong những phương pháp nha khoa cơ bản và an toàn để khôi phục một chiếc răng có dấu hiệu hư hỏng như bị sâu, sứt, mẻ răng… Giải pháp này sẽ lấp đầy không gian trống trên răng, ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công từ vi khuẩn. Cũng chính vì thế mà trám răng được rất nhiều người ưa chuộng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vật liệu nha khoa thường dùng để trám răng bị mẻ.
1. Amalgam – vật liệu nha khoa trám răng truyền thống
Amalgam là tên gọi của hợp kim bao gồm bạc, đồng, thiếc và thủy ngân. Đây là vật liệu có từ rất lâu đời, do có màu giống như bạc nên trám Amalgam còn được gọi là trám bạc.
Loại vật liệu này thường được dùng để trám các răng bên trong như răng cối nhỏ, răng hàm… Ưu điểm lớn nhất của Amalgam là độ bền cao, tuổi thọ kéo dài từ 10 đến 15 năm và chịu được lực nhai lớn. Chi phí thực hiện trám Amalgam cũng thấp hơn nhiều so với các vật liệu trám khác.
2. Kim loại quý cũng là vật liệu trám răng bị mẻ
Kim loại quý là tên gọi chung của các hợp kim bằng vàng hay bạc, đồng… giúp tăng tính cứng của miếng trám răng. Tuy nhiên, do màu sắc chênh lệch quá lớn, nên vật liệu này thường dùng để trám các răng hàm và tiền hàm.
Ưu điểm nổi bật của vật liệu kim loại quý là có độ bền rất cao, tuổi thọ kéo dài đến hơn 10 năm nếu chăm sóc đúng cách và đặc biệt là không ăn mòn. Bên cạnh đó, về độ thẩm mỹ thì ánh vàng được đánh giá cao hơn so với vật liệu Amalgam màu bạc.
Tuy nhiên, chi phí của để trám bằng vật liệu này khá cao và thời gian điều trị kéo dài, phải thực hiện trong ít nhất 2 lần đến phòng khám
3. Vật liệu Composite
Composite là loại vật liệu nha khoa tiên tiến và được sử dụng khá rộng rãi trong việc trám răng ở thời gian gần đây. Vật liệu Composite ngày càng được yêu thích bởi rất nhiều tính năng ưu việt như:
– Có tính thẩm mỹ khá cao, nên trám Composite còn được gọi là trám thẩm mỹ.
– Có độ cứng lớn và khả năng chịu lực rất cao, cao hơn hẳn vật liệu xi măng nha khoa.
– Thời gian thực hiện nhanh, chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút 1 lần trám.
Tuy nhiên, vật liệu Composite thường có giá thành cao hơn so với những vật liệu trám khác và miếng trám này sẽ đổi màu trong vài năm, nên đây cũng là hạn chế lớn khiến nhiều người không quá ưa chuộng nó.
Với những thông tin trên về vật liệu trám răng bị mẻ, có lẽ bạn đã biết đâu là vật liệu thật sự phù hợp với loại răng cần trám của mình. Hãy liên hệ với trung tâm nha khoa Sài Gòn B.H qua tổng đài 1800.1015 ngay hôm nay để đặt lịch khám nhé.