Nha khoa Sài Gòn B.H đã nhận được rất nhiều câu hỏi của người bệnh hỏi về việc đau nhức răng nên uống thuốc gì để đỡ đau và khỏi nhanh? Nhưng trên thực tế, chúng tôi sẽ không tư vấn cụ thể bạn nên uống thuốc gì tại nhà, vì bất kể bạn gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, và sức khỏe răng miệng cũng thế, cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để kê đơn và được xử lý bệnh lý triệt để.
Tuy nhiên trước đó, chúng tôi sẽ giới thiệu về các nguyên nhân gây ra đau nhức răng thông thường. Để bạn có thể dựa vào triệu chứng và quyết định mình nên đến nha sĩ thăm khám ngay hay không.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng răng bị đau nhức?
Các bệnh về nướu răng
Khi người bệnh có nhiều mảng bám cứng chắc, lâu năm không được vệ sinh có thể sẽ làm tổn thương tới nướu răng, khiến nướu răng bị tụt, phá hủy cấu trúc xương nâng đỡ chân răng. Các túi nha chu làm cho răng khó vệ sinh sạch nên gây viêm nướu cũng khiến răng bị đau nhức.
Sâu răng
Sâu răng ảnh hưởng đến tủy, vi khuẩn phá hủy các tổ chức tủy răng gây đau buốt khó chịu. Mức độ đau buốt tủy răng dữ dội hơn khá nhiều các nguyên nhân khác, do phần tủy này chứa nhiều các mô dây thần kinh nuôi dưỡng ảnh hưởng đến răng.
Áp xe nướu răng
Khi bạn ăn uống vệ sinh răng miệng không thể sạch hết các vụn thức ăn, các vụn này kẹt tại nướu lâu dần gây ra viêm, đau, dẫn tới nhiễm trùng như sưng hay chảy mủ tại vị trí áp xe, khiến người bệnh đau nhức khó chịu, hơi thở có mùi.
Thiếu dinh dưỡng
Thiếu vitamin C gây viêm lợi, chảy máu chân răng; thiếu canxi, vitamin D3, vitamin A, fluor sẽ làm cho cấu tạo răng yếu, khoáng hóa răng và răng mọc không đúng vị trí.
Mọc răng khôn
Răng khôn thường mọc kéo dài từ 16 – 30 tuổi, đặc biệt tới 45 tuổi. Răng này thường gây đau và viêm nướu lúc mọc. Răng khôn khi mọc lệch, mọc kẹt trong xương hàm là nguyên nhân tạo nên những cơ đau răng răng kéo dài.
Chấn thương răng miệng
Ngã do tai nạn giao thông, nhai phải sạn khi ăn, ẩu đả… gây gãy, mẻ và rạn răng, từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập vào tủy răng gây nhiễm trùng.
Sự cố nha khoa
Trong quá trình điều trị các bệnh lý răng miệng, hoặc do thực hiện các kỹ thuật thẩm mỹ như bọc sứ… Nhưng do bác sĩ thực hiện tay nghề không tốt có thể gây ra lỗi ở các mức độ khác nhau, sẽ gây hiện tượng đau nhức răng nhiều hay ít tùy trường hợp.
Sức đề kháng yếu
Khi cơ thể con người vừa trải qua các cơn bệnh do virus gây nên như sởi, thủy đậu… trong quá trình này giữ gìn vệ sinh răng miệng không tốt có thể gây viêm loét hoại tử trong miệng gây đau nhức răng. Đồng thời cũng dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu.
Người già, hệ miễn dịch suy giảm cũng dễ gặp các bệnh lý viêm lợi, viêm quanh răng gây ra hiện tượng đau buốt răng.
Rối loạn nội tiết tố
Các giai đoạn mà nội tiết tố trong cơ thể thay đổi như dậy thì, mãn kinh, kinh nguyệt, thai nghén… đều có thể dẫn đến các tình trạng như viêm lợi, khiến răng đau nhức.
Mòn cổ răng
Nguyên nhân là do người bệnh đánh răng quá mạnh, đánh không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải không mềm gây hiện tượng mòn ở phần răng sát với nướu răng. Lớp men bị mòn làm bộc lộ lớp ngà, gây ra tình trạng ê buốt mỗi khi người bệnh chải răng hoặc khi ăn uống.
Để tránh các hiện tượng đau nhức răng, và rơi vào trường hợp phân vân nhức răng uống thuốc gì bạn nên lên kế hoạch thăm khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời các bệnh lý và xử lý kịp thời tránh các trường hợp đau nhức răng. Nhưng khi bạn gặp các hiện trạng này không nên tự ý uống thuốc để chữa trị và giảm đau.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1800 1015 hoặc trực tiếp đến các chi nhánh của Nha khoa Sài Gòn B.H để được thăm khám và tư vấn cụ thể.