Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng đã mất. Cùng với sự phát triển của công nghệ nha khoa, nhiều loại cầu răng sứ được nghiên cứu, phát minh, ứng dụng trong thực tiễn mang đến nhiều giá trị cho người dùng. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu 5 loại cầu răng sứ, bạn có thể dựa vào đặc điểm, chi phí từng loại để lựa chọn hình thức phù hợp nhất với bản thân.
5 loại cầu răng sứ thường dùng trong nha khoa
Cầu răng sứ truyền thống
Đây là loại cầu răng sứ phổ biến và quen thuộc nhất với người dùng. Là cách sử dụng hai răng thật ở bên cạnh răng bị mất, mài thành trụ để bắc cầu răng sứ khôi phục một phần khả năng ăn nhai cho răng đã mất.
Loại cầu răng sứ này có giá thành thấp, nhẹ nhàng nhưng cũng có những nhược điểm nhất định như răng bên cạnh bị mài nhỏ làm trụ sứ sẽ bị yếu đi, phần xương hàm ở răng bị mất lâu dần sẽ tiêu đi, khiến các răng bên cạnh bị xô lệch.
Cầu răng composite
Cầu răng sẽ được nối lại với nhau bằng composite được đặt trực tiếp vào khoảng trống răng bị mất. Thủ thuật này thường được làm và thực hiện cài vào răng chỉ trong 1 – 2 lần khám.
Thủ thuật này đơn giản, tiết kiệm nhưng yêu cầu tay nghề nha sĩ rất cao, đủ kinh nghiệm tạo hình cũng như chọn chất liệu liên kết phù hợp. Và phương pháp này phù hợp nhất cho các bệnh nhân chỉ sử dụng tạm thời. Vì nếu sử dụng lâu dài phần xương hàm ở răng bị mất sẽ tiêu đi, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ khung hàm.
Cầu răng cánh dán
Khi sử dụng phương pháp này người bệnh có thể bảo tồn các răng khỏe mạnh tốt nhất. Răng giả được thiết kế bằng nhựa, giống như chất liệu từ kẹo cao su bọc ngoài một khung kim loại. Cánh dán bằng kim loại ở 2 bên cạnh răng giả sẽ được sẽ được cố định vào các răng trụ bằng xi măng nha khoa. Loại cầu răng này chủ yếu được dùng cho vùng răng trước và những răng trụ phải còn khỏe mạnh.
Cách thức này đơn giản, dễ làm, tiết kiệm nhất trong các loại cầu răng sứ, khi kỹ thuật thực hiện không phức tạp. Tuy nhiên với các răng có khớp cắn sâu và khớp cắn chéo không thể.
Cầu răng sứ với đèo răng
Phương pháp này được thực hiện khi răng mất nhiều hơn hai cái, nhưng vẫn còn một răng khỏe mạnh tồn tại ở phần giữa các răng bị mất. Chiếc răng còn lại này sẽ được mài đi để làm trụ đèo duy nhất cho cầu răng. Sau đó nha sĩ sẽ gắn các mão sứ đã được thiết kế riêng biệt lên cho bệnh nhân.
Khuyến cáo dành cho phương pháp này là không sử dụng cho răng hàm, vì nó không chịu được lực cắn mạnh. Nó lý tưởng nhất cho vị trí các răng cửa, tuy nhiên để thực hiện cần tính toán kỹ. Chi phí cho phương pháp này cũng không cao, phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
sử dụng loại cầu răng sứ này. Phần chốt kim loại có thể gây ra hiện tượng xỉn màu cho hai răng được gắn, nên chỉ nên sử dụng cho các bệnh nhân đang trong thời gian chờ trụ implant tích hợp để trồng răng implant.
Cầu răng hỗ trợ implant
Cầu răng được hỗ trợ bằng implant rất phổ biến trong những năm gần đây, bởi vì thường thì nó không gây ảnh hưởng, tổn hại gì đến răng tự nhiên liền kề. Không cần mài nhỏ thân răng rồi bọc mão hoặc thiết kế cấu trúc hỗ trợ cồng kềnh, loại cầu răng này chỉ cần được hỗ trợ bởi răng implant.
Cầu răng loại này còn có ưu điểm là tạo ra những khoảng cách thích hợp giữa các răng giúp bạn có thể làm sạch răng hiệu quả hơn. Và nếu chúng tích hợp tốt với nhau thì sẽ cực kỳ ổn định, sử dụng được lâu dài giống với răng vĩnh viễn. Nhưng chi phí cho loại cầu răng này đắt hơn so với các loại cầu răng sứ khác.
Cầu răng sứ là phương pháp đã rất quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng biết có rất nhiều loại cầu răng sứ, phù hợp với từng trường hợp khác nhau, chi phí cũng khác nhau.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1800 1015 hoặc trực tiếp đến các chi nhánh của Nha khoa Sài Gòn B.H để được tư vấn cụ thể.